Giấy phép Môi trường

 

UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Số: 04      /GPMT-STNMT

 

           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đà Nẵng, ngày 17  tháng 01 năm 2023

 

 
   

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

      Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số 1685/QĐ-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2022 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ủy quyền thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường; cấp, cấp đổi, cấp điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường;

Căn cứ Quyết định số 257/QĐ-STNMT ngày 06 tháng 7 năm 2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường về giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực môi trường;

Xét Văn bản đề nghị cấp Giấy phép môi trường số 696/GRE-ĐTPTDA ngày 15 tháng 12 năm 2022 của Công ty cổ phần Địa ốc xanh Sài Gòn - Thuận Phước và hồ sơ kèm theo;

Theo đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1: Cấp phép cho Công ty cổ phần Địa ốc xanh Sài Gòn - Thuận Phước, địa chỉ tại số 61 đường 30 tháng 4, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường đối với Khu chung cư nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh với các nội dung như sau:

1.Thông tin chung của dự án đầu tư

1.1 Tên cơ sở: Khu chung cư nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh.

1.2 Địa điểm hoạt động: Khu vực Vệt kẹp đường ĐT602 và khu công nghiệp Hòa Khánh, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

1.3 Giấy chứng nhận đầu tư số 321031000124 do UBND thành phố Đà Nẵng cấp, chứng nhận lần đầu ngày 23 tháng 12 năm 2014. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0401413533 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp, đăng ký lần đầu ngày 17 tháng 03 năm 2011, đăng ký thay đổi lần thứ 23 ngày 31 tháng 05 năm 2022.

1.4. Mã số thuế: 0401413533.

1.5 Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Chung cư nhà ở xã hội.

1. 6 Phạm vi, quy mô của dự án đầu tư:

  • Cơ sở có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm II theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.
  • Quy mô: Cơ sở có tiêu chí như dự án nhóm B (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công).
  • Tổng diện tích: 38.625 m2.
  • Công suất:
  • + Giai đoạn 1 (đã hoàn thành): 02 khối nhà chung cư (ký hiệu: E1, E2) với tổng số căn hộ là 578 căn, hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà và các công trình phụ trợ.

+ Giai đoạn 2: 06 khối nhà chung cư (ký hiệu: E3, E4, B1, B1A, B2, B3), khối thể dục thể thao - dịch vụ, trường mẫu giáo, nhà để xe, hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà và các công trình phụ trợ. Cụ thể:

++ Khối nhà chung cư (ký hiệu B2), hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà và các công trình phụ trợ với tổng số căn hộ là 210 căn (chưa hoàn thành);

++ Khối thể dục - thể thao - dịch vụ, trường mẫu giáo, nhà để xe, 05 khối nhà chung cư (ký hiệu: E3, E4, B1, B1A, B3) với tổng số căn hộ là 972 căn, hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà và các công trình phụ trợ (đã hoàn thành).

2.Nội dung cấp phép môi trường và yêu cầu về bảo vệ môi trường kèm theo

2.1 Được phép xả nước thải ra môi trường và thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Giấy phép này.

2.2 Được phép xả khí thải ra môi trường và thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Giấy phép này.

2.3 Bảo đảm giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung và thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Giấy phép này.

2.4 Yêu cầu về quản lý chất thải, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Giấy phép này.

2.5 Yêu cầu khác về bảo vệ môi trường quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Giấy phép này.

Điều 2. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Công ty cổ phần Địa ốc xanh Sài Gòn - Thuận Phước

  1. Có quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 47 Luật Bảo vệ môi trường.
  1. Công ty cổ phần Địa ốc xanh Sài Gòn - Thuận Phước có trách nhiệm:

2.1 Chỉ được phép thực hiện các nội dung cấp phép sau khi đã hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường tương ứng.

2.2 Vận hành thường xuyên, đúng quy trình các công trình xử lý chất thải bảo đảm chất thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và các quy định khác có liên quan; có biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; quản lý chất thải theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi chất ô nhiễm không đạt yêu cầu cho phép tại Giấy phép này và phải dừng ngay việc xả nước thải, khí thải, phát sinh tiếng ồn, độ rung để thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của pháp luật.

2.3 Thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong Giấy phép môi trường này và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2.4 Báo cáo kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận Liên Chiểu, UBND phường Hòa Khánh Bắc và các cơ quan chức năng liên quan nếu xảy ra các sự cố đối với các công trình xử lý chất thải, sự cố khác dẫn đến ô nhiễm môi trường.

2.5 Trong quá trình thực hiện nếu có thay đổi khác với các nội dung quy định tại Giấy phép này, phải kịp thời báo cáo đến Sở Tài nguyên và Môi trường.

Điều 3. Thời hạn của Giấy phép: 10 (Mười) năm.

(Từ ngày …17… tháng …01 năm 2023 đến ngày …17… tháng …01 năm 2033).

Điều 4. Giao Chi cục Bảo vệ môi trường tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung cấp phép, yêu cầu bảo vệ môi trường đối với Khu chung cư nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh theo quy định của pháp luật./.

 

Nơi nhận:

  • UBND thành phố (báo cáo);
  • Giám đốc Sở (báo cáo);
  • UBND quận Liên Chiểu (biết, phối hợp);
  • UBND phường Hòa Khánh Bắc (biết, phối hợp);
  • Cty CP Địa ốc xanh Sài Gòn - Thuận Phước (thực hiện);
  • Chi cục Bảo vệ môi trường (thực hiện);
  • Cổng Thông tin điện tử Sở TN&MT (đăng tải);
  • Lưu: VT, CCMT, T.

KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

 

 

 

 

 

Võ Nguyên Chương

 

 
   

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục I

NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC VÀ YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ NƯỚC THẢI

(Kèm theo Giấy phép môi trường số 04    /GPMT-STNMT ngày 17 tháng 01 năm 2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường)

 

A. NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ NƯỚC THẢI

  1. Nguồn phát sinh nước thải

1.1 Nguồn nước thải được thu gom, xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung số 01, công suất 735 m3/ngày đêm:

  • Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ 4 khối nhà chung cư (E1, E2, B1, B1A), lưu lượng lớn nhất 448,07 m3/ngày đêm.
  • Nguồn số 02: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ trường mầm non, lưu lượng lớn nhất 54 m3/ngày đêm.

1.2 Nguồn nước thải được thu gom, xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung số 02, công suất 715 m3/ngày đêm:

  • Nguồn số 03: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ 3 khối nhà chung cư (E3, E4, B3), lưu lượng lớn nhất 342,82 m3/ngày đêm.

2.Dòng nước xả thải vào nguồn tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải

2.1 Nguồn tiếp nhận nước thải

  • Dòng nước thải số 01: Nước thải sinh hoạt sau xử lý từ hệ thống xử lý nước thải tập trung số 01 đấu nối vào hệ thống thoát nước trên đường số 4 của Khu công nghiệp Hòa Khánh rồi xả thải ra sông Cu Đê.
  • Dòng nước thải số 02: Nước thải sinh hoạt sau xử lý từ hệ thống xử lý nước thải tập trung số 02 đấu nối vào hệ thống thoát nước trên đường số 4 của Khu công nghiệp Hòa Khánh rồi xả thải ra sông Cu Đê.

2.2 Vị trí xả nước thải

2.2.1 Vị trí đấu nối nước thải vào cống thoát nước của khu vực:

  • Vị trí đấu nối số 01:

+ Đường số 4 Khu công nghiệp Hòa Khánh, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

+ Tọa độ vị trí đấu nối nước thải (Theo hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến 107045’, múi chiếu 30): X = 1.777.965; Y = 540.872.

  • Vị trí đấu nối số 02:

+ Đường số 4 Khu công nghiệp Hòa Khánh, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

 

2

+ Tọa độ vị trí đấu nối nước thải (Theo hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến 107045’, múi chiếu 30): X = 1.777.851,7; Y = 541.042.

2.2.2 Vị trí xả nước thải:

+ Đường số 4 Khu công nghiệp Hòa Khánh, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

+ Tọa độ vị trí xả nước thải (Theo hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến 107045’, múi chiếu 30): X = 1.779.450,5; Y = 539.118,8.

3. Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: 1.450 m3/ngày đêm.

  1. Phương thức xả thải: Tự chảy.
  2. Chế độ xả thải: Liên tục 24 giờ/ngày.
  3. Chất lượng nước thải trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B với K = 1,0), cụ thể như sau:
 

 

 

 

 

Giá trị

Tần suất

Quan trắc tự

 

STT

Chất ô nhiễm

Đơn vị tính

giới hạn

quan trắc

động, liên

 

 

 

 

cho phép

định kỳ

tục

 

1

pH

-

5-9

 

Lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định với các thông số quan trắc:        Lưu

lượng (Đầu vào, đầu ra), nhiệt độ, pH, COD,    TSS,

Amoni tại đầu ra của hệ thống xử lý nước thải tập trung số 1 và số 2

 

2

BOD5 (200C)

mg/l

50

 

 

3

Tổng chất rắn lơ lửng

mg/l

100

 

 

(TSS)

 

 

4

Tổng chất rắn hòa tan

mg/l

1.000

 

 

(TDS)

 

 

5

Sunfua (tính theo H2S)

mg/l

4,0

 

 

6

Amoni (tính theo N)

mg/l

10

03

 

tháng/lần

 

7

Nitrat (NO3-)

mg/l

50

 

(tính theo N)

 

 

8

Dầu mỡ động, thực vật

mg/l

20

 

 

9

Tổng   các

chất

hoạt

mg/l

10

 

 

động bề mặt

 

 

 

 

10

Phosphat (PO43-) (tính

mg/l

10

 

 

theo P)

 

 

11

Tổng Coliform

MPN/100ml

5.000

 

 

B. YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ NƯỚC THẢI

  1. Công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải và hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục
    1. Mạng lưới thu gom nước thải từ các nguồn phát sinh nước thải để đưa
 

về hệ thống xử lý nước thải tập trung số 01 và số 02:

  • Nước thải xám từ các phễu thu sàn, chậu tắm, chậu rửa tại mỗi khối nhà được thu gom trực tiếp về hệ thống xử lý nước thải tập trung bằng hệ thống ống D140-200mm.
  • Nước thải đen từ nhà vệ sinh tại mỗi khối nhà được thu gom về bể tự hoại bằng đường ống D114mm để xử lý sơ bộ, sau đó thoát ra hệ thống thu gom nước thải ngoài nhà bằng đường ống D200mm để dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung.
  • Nước thải từ khu vực nhà bếp tại mỗi khối nhà được thu gom về hố ga tách mỡ bằng đường ống riêng biệt có đường kính D90mm để xử lý sơ bộ, sau đó thoát ra hệ thống thu gom nước thải ngoài nhà bằng đường ống D160mm để dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung.
  • Nước thải rửa sàn tầng hầm: Bố trí rãnh thu nước xung quanh chân tường của các tầng hầm thu gom nước thải rửa sàn tầng hầm về hố thu và bơm ra hệ thống thu gom nước thải ngoài nhà để dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung.
    1. Công trình, thiết bị xử lý nước thải:
      1. Hệ thống xử lý nước thải tập trung số 01:
  • Tóm tắt quy trình xử lý: Nước thải → Bể gom → Bể điều hòa → Hộp phân phối điều hòa → Bể thiếu khí → Bể hiếu khí (MBBR) 1 và 2 → Bể tuần hoàn → Bể lọc hạt mang → Bể khử trùng → Hố ga nội bộ → Hệ thống thoát nước trên đường số 04 của Khu công nghiệp Hòa Khánh → Sông Cu Đê.
  • Công suất thiết kế: 735 m3/ngày đêm.
  • Hóa chất, vật liệu sử dụng: Giá thể vi sinh, hạt lọc; Nước Javen, mật rỉ đường, Men aquaclean ACF32, Men aquaclean NA (hoặc các hóa chất khác tương đương đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt yêu cầu và không phát sinh thêm chất ô nhiễm quy định tại Mục 2.3.3 Phần A của Phụ lục này).
    1. Hệ thống xử lý nước thải tập trung số 02:
  • Tóm tắt quy trình xử lý: Nước thải → Bể gom → Bể tách mỡ → Bể điều hòa → Bể thiếu khí → Bể hiếu khí (MBBR) → Bể trung gian 1 → Bể lắng → Bể trung gian 2 → Lọc áp lực → Bể khử trùng → Hố ga nội bộ → Hệ thống thoát nước trên đường số 04 của Khu công nghiệp Hòa Khánh → Sông Cu Đê.
  • Công suất thiết kế: 715 m3/ngày đêm.
  • Hóa chất, vật liệu sử dụng: Giá thể vi sinh, vật liệu lọc (than, cát, sỏi); Chlorine 70%, mật rỉ đường, Men aquaclean ACF32, Men aquaclean N1
    1. Hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục:
  • Lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục tại hệ thống xử lý nước thải tập trung số 01 và số 02.
  • Thông số lắp đặt: Lưu lượng (đầu vào, đầu ra), nhiệt độ, pH, COD, TSS, Amoni tại đầu ra của 02 hệ thống xử lý nước thải nước thải.
  • Lắp đặt thiết bị lấy mẫu tự động tại hệ thống xử lý nước thải tập trung số 1 và số 2.
  • Lắp đặt camera theo dõi, truyền tín hiệu về Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng.
  • Kết nối, truyền số liệu kết quả quan trắc nước thải tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng.
  • Kết quả quan trắc chất lượng nước thải tự động, liên tục đối chiếu với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14: 2008/BTNMT, cột B, hệ số K = 1,0.
    1. Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố
  • Xây dựng quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải và phòng ngừa, ứng phó sự cố phù hợp và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình này, đảm bảo thông tin trong quá trình vận hành được kết nối thông suốt từ nhân viên vận hành đến bộ phận quản lý.
  • Cụm bể sinh học của các hệ thống xử lý nước thải tập trung được xây dựng với các mô đun hoạt động độc lập. Trong quá trình vận hành, một mô đun gặp sự cố sẽ được cô lập bằng các van đóng mở. Nước thải được chuyển sang các mô đun còn lại và vận hành tăng công suất đảm bảo xử lý được toàn bộ lượng nước thải phát sinh đạt yêu cầu quy định tại Mục 2.3.3 phần A của Phụ lục này trước khi xả ra nguồn nước tiếp nhận.
  • Trường hợp hệ thống xử lý nước thải tập trung số 01 và số 02 bị sự cố dẫn đến nước thải không thể được xử lý đạt yêu cầu quy định tại Mục 2.3.3 Phần A của Phụ lục này thì thực hiện giảm lượng nước cấp đối với các công trình phát sinh nước thải tương ứng, đồng thời dừng bơm nước thải từ bể điều hòa sang bể thiếu khí và hút toàn bộ bùn còn lưu chứa tại bể chứa bùn; sau đó thực hiện lưu chứa nước thải tại bể điều hòa, bể gom và bể chứa bùn, hệ thống thu gom nước thải. Sau khi xác định và khắc phục xong sự cố, nước thải chưa đạt yêu cầu sẽ được bơm đi xử lý theo quy trình công nghệ xử lý nước thải. Nếu thời gian khắc phục sự cố kéo dài, lượng nước thải phát sinh vượt quá khả năng lưu chứa của các công trình nêu trên (bể thu gom, bể điều hòa, bể chứa bùn, hệ thống thu gom nước thải) thì tiến hành khóa van cấp nước tạm thời đến các công trình phát sinh nước thải tương ứng (đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung số 01 là các khối nhà chung cư E1, E2, B1, B1A, trường mầm non; đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung số 02 là các khối nhà chung cư B3, E3, E4) cho đến khi hoàn thành công tác khắc phục sự cố.
  • Vận hành hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục nước thải sau xử lý và thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát hoạt động của hệ thống xử lý nước thải để có biện pháp kịp thời ứng phó sự cố đối với các hệ thống xử lý nước thải tập trung.
  • Bố trí cán bộ kỹ thuật có chuyên môn vận hành hệ thống xử lý nước thải và bảo đảm nhân lực, trang bị các phương tiện, thiết bị dự phòng cần thiết để phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố của hệ thống xử lý.
  • Kết cấu công trình phải kiên cố, chống thấm, chống rò rỉ nước thải ra ngoài môi trường, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định.
  • Thường xuyên kiểm tra lưu lượng nước thải đầu vào để phát hiện kịp thời sự cố rò rỉ hoặc lưu lượng nước thải tăng đột biến.
  • Định kỳ thực hiện kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng thiết bị, máy móc hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thu gom và tiêu thoát nước thải.

2.Kế hoạch vận hành thử nghiệm

  1. Thời gian vận hành thử nghiệm: 06 tháng kể từ ngày giấy phép môi trường này có hiệu lực.
  2. Công trình, thiết bị xả nước thải phải vận hành thử nghiệm
  • Hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 735 m3/ngày đêm (Hệ thống xử lý nước thải tập trung số 01).
  • Hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 715 m3/ngày đêm (Hệ thống xử lý nước thải tập trung số 02).
    1. Vị trí lấy mẫu:
  1. Hệ thống xử lý nước thải tập trung số 01:
  • Nước thải đầu vào: 01 vị trí đầu vào hệ thống xử lý nước thải tại bể gom.
  • Nước thải sau xử lý: 01 vị trí đầu ra của hệ thống xử lý nước thải tại bể khử trùng.
  1. Hệ thống xử lý nước thải tập trung số 02:
  • Nước thải đầu vào: 01 vị trí đầu vào hệ thống xử lý nước thải tại bể gom.
  • Nước thải sau xử lý: 01 vị trí đầu ra của hệ thống xử lý nước thải tại bể khử trùng.
    1. Chất ô nhiễm chính và giá trị giới hạn cho phép của chất ô nhiễm Trong quá trình vận hành thử nghiệm, Công ty cổ phần Địa ốc xanh Sài

Gòn - Thuận Phước phải giám sát các chất ô nhiễm trong nước thải sau xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung theo giá trị giới hạn cho phép xả thải ra môi trường theo quy định tại Mục 2.3.3 của Phần A phụ lục này.

  1. Tần suất lấy mẫu

Thực hiện quan trắc trong quá trình vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT, cụ thể: ít nhất 03 mẫu đơn trong 03 ngày liên tiếp trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý nước thải.

3.Các yêu cầu về bảo vệ môi trường

  1. Thu gom, vận hành hệ thống xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động của dự án đạt yêu cầu về chất lượng nước thải quy định tại Mục 2.3.3 Phần A của Phụ lục này và công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố nước thải bảo đảm không xả nước thải ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải.
  1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có bất kỳ thông số nào không đạt yêu cầu quy định tại Mục 2.3.3 Phần A của Phụ lục này và phải ngừng ngay việc xả nước thải để thực hiện các biện pháp khắc phục.
  2. Có sổ nhật ký vận hành, ghi chép đầy đủ thông tin của quá trình vận hành công trình xử lý nước thải.
  3. Đảm bảo bố trí đủ nguồn lực, thiết bị, vật liệu, hóa chất để thường xuyên vận hành hiệu quả hệ thống thu gom, xử lý nước thải.
  4. Bùn cặn của hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước mưa của cơ sở phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải.
  5. Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục phải được truyền dẫn thường xuyên, ổn định dữ liệu, số liệu quan trắc về Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng. Thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục phải được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Việc kết nối, truyền số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và quy định tại Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường. Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục phải được kiểm soát chất lượng định kỳ 01 lần/năm theo quy định tại Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT. Trường hợp hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đã đáp ứng các yêu cầu theo quy định, Công ty được miễn trách nhiệm quan trắc định kỳ nước thải đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024; sau thời gian này, chỉ được miễn thực hiện quan trắc nước thải sinh hoạt định kỳ đối với các thông số đã được quan trắc tự động, liên tục.

 

 

 

Phụ lục II

NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ KHÍ THẢI VÀ YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ KHÍ THẢI

(Kèm theo Giấy phép môi trường số   04   /GPMT-STNMT ngày 17 tháng 01 năm 2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường)

 

 

A. NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ KHÍ THẢI:

  1. Nguồn phát sinh khí thải:
  • Nguồn số 01: Khí thải (mùi) phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải tập trung số 01 (Hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 735m3/ngđ), lưu lượng 600 m3/giờ;
  • Nguồn số 02: Khí thải (mùi) phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải tập trung số 02 (Hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 715m3/ngđ), lưu lượng
    1. m3/giờ;
      • Nguồn số 03: Bụi, khí thải từ máy phát điện dự phòng công suất 600KVA phục vụ các khối nhà chung cư E1, E2, E3, E4, lưu lượng 7.300 m3/giờ;
      • Nguồn số 04: Bụi, khí thải từ máy phát điện dự phòng công suất 300KVA phục vụ các khối nhà chung cư B1, B1A, lưu lượng 3.200 m3/giờ;
      • Nguồn số 05: Bụi, khí thải từ máy phát điện dự phòng công suất 300KVA phục vụ khối nhà chung cư B3, lưu lượng 3.200 m3/giờ.

2.Dòng khí thải, vị trí xả khí thải:

  1. Vị trí xả khí thải:
    • Vị trí xả khí thải số 01: Tương ứng với ống khói của hệ thống xử lý khí thải (mùi) phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải tập trung số 01 (nguồn số 01), tọa độ vị trí xả khí thải: X = 1.777.965,3; Y = 540.836 (theo Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 107o45’ múi chiếu 3o).
    • Vị trí xả khí thải số 02: Tương ứng với ống khói của hệ thống xử lý khí thải (mùi) phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải tập trung số 02 (nguồn số 02), tọa độ vị trí xả khí thải: X = 1.777.737; Y = 541.322 (theo Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 107o45’ múi chiếu 3o).
    • Vị trí xả khí thải số 03: Tương ứng với ống thải từ máy phát điện dự phòng công suất 600KVA phục vụ các khối nhà E1, E2, E3, E4 (nguồn số 03), tọa độ vị trí xả khí thải: X = 1.777.767,4; Y = 541.116,1 (theo Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 107o45’ múi chiếu 3o).
    • Vị trí xả khí thải số 04: Tương ứng với ống thải từ máy phát điện dự phòng công suất 600KVA phục vụ các khối nhà E1, E2, E3, E4 (nguồn số 03), tọa độ vị trí xả khí thải: X = 1.777.767,4; Y = 541.116 (theo Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 107o45’ múi chiếu 3o).
    • Vị trí xả khí thải số 05: Tương ứng với ống thải từ máy phát điện dự phòng công suất 300KVA phục vụ các khối nhà chung cư B1, B1A (nguồn số 04), tọa độ vị trí xả khí thải: X = 1.777.782,6; Y = 541.120,2 (theo Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 107o45’ múi chiếu 3o).
  • Vị trí xả khí thải số 06: Tương ứng với ống thải từ máy phát điện dự phòng công suất 300KVA phục vụ khối nhà chung cư B3 (nguồn số 05), tọa độ vị trí xả khí thải: X = 1.777.822,9; Y = 541.007,3 (theo Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 107o45’ múi chiếu 3o).
  • Lưu lượng xả khí thải lớn nhất:
    • Dòng khí thải số 01: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 600 m3/giờ;
    • Dòng khí thải số 02: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 2.000 m3/giờ;
    • Dòng khí thải số 03: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 3.650 m3/giờ;
    • Dòng khí thải số 04: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 3.650 m3/giờ;
    • Dòng khí thải số 05: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 3.200 m3/giờ;
    • Dòng khí thải số 06: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 3.200 m3/giờ.
    • Phương thức xả khí thải:

Khí thải sau xử lý được xả ra môi trường qua ống khói, ống thải, xả liên tục 24 giờ/ngày (đối với nguồn số 01, 02) và gián đoạn, khi có sự cố mất điện (đối với nguồn số 03, 04, 05).

  1. Chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (Cột B, Kp = 1,0 và Kv = 0,6), cụ thể như sau:

 

 

TT

Chất ô nhiễm

Đơn vị tính

Giá trị giới hạn cho phép

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục

I

Dòng thải số 01 và số 02

1

H2S

mg/Nm3

4,5

Không thuộc đối tượng phải quan trắc bụi, khí thải (theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

Không thuộc đối tượng phải quan trắc bụi, khí thải (theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

 

 

2

 

Amoni và các hợp chất Amoni

 

 

mg/Nm3

 

 

30

II

Dòng thải số 03, số 04, số 05 và số 06

1

Bụi tổng

mg/Nm3

120

Không thuộc đối tượng phải quan trắc bụi, khí thải

Không thuộc đối tượng phải quan trắc bụi, khí thải

2

SO2

mg/Nm3

300

3

NOx     (Tính

mg/Nm3

510

 

 

 

theo NO2)

 

 

(theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

(theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

 

4

CO

 

mg/Nm3

 

600

B. YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI

  1. Công trình, biện pháp thu gom, xử lý khí thải và hệ thống, thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục
    1. Mạng lưới thu gom khí thải phát sinh để đưa về hệ thống xử lý
      • Nguồn thải số 01 (Khí thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải tập trung số 01) được thu gom về hệ thống xử lý khí thải số 01 để xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường.
      • Nguồn thải số 02 (Khí thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải tập trung số 02) được thu gom về hệ thống xử lý khí thải số 02 để xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường.
      • Nguồn thải số 03: Khí thải từ máy phát điện dự phòng được thu gom về hệ thống thoát khí số 03 và 04.
      • Nguồn thải số 04 và số 05: Khí thải từ máy phát điện dự phòng được thu gom về hệ thống thoát khí số 05 và số 06.
    2. Công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải:
      1. Hệ thống xử lý khí thải số 01:
      2. Tóm tắt quy trình công nghệ: Khí thải (mùi) → Tháp hấp phụ bằng than hoạt tính → Quạt hút → Ống khói số 01.
      3. Công suất thiết kế: 600 m3/giờ.
      4. Hóa chất, vật liệu sử dụng: Vật liệu hấp phụ bằng than hoạt tính
      5. Hệ thống xử lý khí thải số 02:
      6. Tóm tắt quy trình công nghệ: Khí thải (mùi) → Quạt hút → Tháp hấp thụ bằng dung dịch NaOH → Ống khói số 02.
      7. Công suất thiết kế: 2.000 m3/giờ.
      8. Hóa chất, vật liệu sử dụng: NaOH
      9. Hệ thống thoát khí số 03 và số 04:
      10. Tóm tắt quy trình công nghệ: Khí thải từ máy phát điện dự phòng, công suất 600KVA (nguồn số 03) → Ống thải số 03 và số 04.
      11. Công suất thiết kế: 7.300 m3/giờ.
      12. Nhiên liệu sử dụng: Dầu DO, với hàm lượng lưu huỳnh S = 0,05%.
      13. Hệ thống thoát khí số 05:
  • Tóm tắt quy trình công nghệ: Khí thải từ máy phát điện dự phòng, công suất 300KVA (nguồn số 04) → Ống thải số 05.
  • Công suất thiết kế: 3.200 m3/giờ.
  • Nhiên liệu sử dụng: Dầu DO, với hàm lượng lưu huỳnh S = 0,05%.
  • Hệ thống thoát khí số 06:
  • Tóm tắt quy trình công nghệ: Khí thải từ máy phát điện dự phòng, công suất 300KVA (nguồn số 05) → Ống thải số 06.
  • Công suất thiết kế: 3.200 m3/giờ.
  • Nhiên liệu sử dụng: Dầu DO, với hàm lượng lưu huỳnh S = 0,05%.
  • Hệ thống, thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục: Không thuộc đối tượng phải lắp đặt.
  • Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố:
    • Thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát hoạt động của hệ thống xử lý khí thải để có biện pháp kịp thời ứng phó sự cố đối với hệ thống xử lý khí thải.
    • Thường xuyên kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng máy móc, thiết bị của hệ thống xử lý khí thải bảo đảm hệ thống hoạt động ổn định.

2.Kế hoạch vận hành thử nghiệm

Không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý bụi, khí thải (theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

3.Các yêu cầu về bảo vệ môi trường:

  1. Vận hành hệ thống xử lý khí thải theo đúng quy trình và đạt yêu cầu về chất lượng khí thải quy định tại Mục 2.2.2 Phần A của Phụ lục này trước khi xả thải ra môi trường.
  2. Bố trí đủ nguồn lực, thiết bị, hóa chất bảo đảm vận hành thường xuyên, hiệu quả các công trình thu gom, xử lý khí thải.
  3. Công ty cổ phần Địa ốc xanh Sài Gòn - Thuận Phước chịu hoàn toàn trách nhiệm khi xả khí thải không bảo đảm các yêu cầu tại Giấy phép này ra môi trường.

 

 

 

Phụ lục III

BẢO ĐẢM GIÁ TRỊ GIỚI HẠN ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG VÀ CÁC YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

(Kèm theo Giấy phép môi trường số   04   /GPMT-STNMT ngày 17 tháng 01 năm 2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường)

 

 

A.NỘI DUNG CẤP PHÉP VỀ TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG:

  1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung:
    • Nguồn số 01: Khu vực nhà điều hành của hệ thống xử lý nước thải công suất 735m3/ngđ (02 máy thổi khí của hệ thống xử lý nước thải tập trung số 01);
    • Nguồn số 02: Khu vực nhà điều hành của hệ thống xử lý nước thải công suất 715m3/ngđ (03 máy thổi khí của hệ thống xử lý nước thải tập trung số 02;
    • Nguồn số 03: Quạt hút khí của hệ thống xử lý khí thải số 01;
    • Nguồn số 04: Quạt hút khí của hệ thống xử lý khí thải số 02;
    • Nguồn số 05: Máy phát điện công suất 600KVA phục vụ các khối nhà E1, E2, E3, E4;
    • Nguồn số 06: Máy phát điện công suất 300KVA phục vụ các khối nhà chung cư B1, B1A;
    • Nguồn số 07: Máy phát điện công suất 300KVA phục vụ khối nhà chung cư B3.

2.Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung

- Nguồn số 01: X = 1.777.965,3;         Y = 540.836.

- Nguồn số 02: X = 1.777.737;           Y = 541.322.

- Nguồn số 03: X = 1.777.965,3;         Y = 540.836.

- Nguồn số 04: X = 1.777.737;           Y = 541.322.

- Nguồn số 05: X = 1.777.767,4;         Y = 541.116,1.

- Nguồn số 06: X = 1.777.782,6;         Y = 541.120,2.

- Nguồn số 07: X = 1.777.822,9;         Y = 541.007,3.

(Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 107o45’ múi chiếu 3o)

  1. Tiếng ồn, độ rung phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, 
  2. - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể như sau:
    1. Tiếng ồn:

 

TT

 

Từ 6 giờ đến 21 giờ (dBA)

Từ 21 giờ

đến 6 giờ (dBA)

Tần suất quan trắc định kỳ

 

Ghi chú

 

1

 

70

 

55

 

-

Khu vực thông thường

2

55

45

-

Khu vực đặc biệt

  1. Độ rung:

 

TT

Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép (dB)

Tần suất quan trắc định kỳ

 

Ghi chú

Từ 6-21 giờ

Từ 21-6 giờ

 

1

 

70

 

60

 

-

Khu vực thông thường

2

60

55

-

Khu vực đặc biệt

B.YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG:

  1. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:
    • Các loại máy móc thiết bị gây ồn, rung lớn được lắp đặt ống giảm thanh (đối với nguồn số 01 và số 02), đệm chống rung và đặt trong phòng kín, riêng biệt.
    • Thường xuyên bảo dưỡng các loại máy móc thiết bị, vận hành đúng công suất, bôi trơn dầu mỡ.

2.Các yêu cầu về bảo vệ môi trường:

  1. Các nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung phải được giảm thiểu bảo đảm nằm trong giới hạn cho phép quy định tại Phần A Phụ lục này.
  2. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị để hạn chế phát sinh tiếng ồn, độ rung.

 

 

 

Phụ lục IV

YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI,

PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

(Kèm theo Giấy phép môi trường số 04    /GPMT-STNMT ngày 17 tháng 01 năm 2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường)

 

 

A. QUẢN LÝ CHẤT THẢI:

  1. Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh
    1. Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên:

STT

Tên chất thải

Mã chất thải

Khối lượng (kg/năm)

1

Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải

16 01 06

24

2

Pin, ắc quy thải

16 01 12

18

3

Hộp chứa mực in (loại có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất mực) thải

08 02 04

6

4

Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải

17 02 03

24

 

5

Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật liệu lọc dầu chưa nêu tại các mã khác), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại

 

18 02 01

 

24

6

Bao bì nhựa cứng (đã chứa chất khi thải ra là CTNH) thải

18 01 03

60

7

Các loại sáp và mỡ thải

17 07 04

108

 

8

Natri hydroxit, amoni hydroxit, kali hydroxit, canxi hydroxit thải và bã thải có chứa natri hydroxit, amoni hydroxit, kali hydroxit

 

02 02 01

 

700

 

TỔNG KHỐI LƯỢNG

 

964

  1. Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh:

STT

Tên chất thải

Khối lượng (kg/năm)

1

Bùn thải từ các hệ thống xử lý nước thải

112

2

Hỗn hợp dầu, mỡ thải và chất béo từ quá trình phân tách dầu/nước

340

3

Than hoạt tính từ quá trình xử lý khí thải

800

 

TỔNG KHỐI LƯỢNG

1.252

  1. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh: Khoảng 260 tấn/năm.

 

2.Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại

2.1.Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại

  1. Thiết bị lưu chứa:
  2. Thùng, can lưu chứa có nắp đậy và dán nhãn theo quy định.
  3. Bao bì ghi nhãn mác của từng loại chất thải nguy hại được lưu giữ.
  4. Kho lưu chứa
  5. Kho lưu chứa phục vụ khối nhà chung cư E1, B1:

+ Số lượng: 02 kho.

+ Diện tích kho lưu chứa: 7,9 m2/kho.

  • Kho lưu chứa phục vụ khối nhà chung cư E2, B1A:

+ Số lượng: 02 kho.

+ Diện tích kho lưu chứa: 7,9 m2/kho.

  • Kho lưu chứa phục vụ khối nhà chung cư E3, E4:

+ Số lượng: 01 kho.

+ Diện tích kho lưu chứa: 4,5 m2.

  • Kho lưu chứa phục vụ khối nhà chung cư B3:

+ Số lượng: 01 kho.

+ Diện tích kho lưu chứa: 2,2 m2.

  • Thiết kế, cấu tạo của kho lưu chứa: Cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; sàn xây bằng bê tông xi măng bảo đảm kín khít, không rạn nứt, chống thấm, chịu ăn mòn, không có khả năng phản ứng hóa học với chất thải nguy hại; tường xây bằng bê tông xi măng đảm bảo che kín nắng, mưa.
  • Khu vực lưu chứa chất thải nguy hại phải đáp ứng yêu cầu tại Điều 35 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; phải trang bị các dụng cụ, thiết bị, vật liệu sau: có đầy đủ thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy; có vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại ở thể lỏng; có biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại chất thải nguy hại được lưu giữ theo Tiêu chuẩn Việt Nam về dấu hiệu cảnh báo liên quan đến chất thải nguy hại và có kích thước mỗi chiều tối thiểu 30 cm.

2.2.Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt

  1. Thiết bị lưu chứa: Bố trí thùng lưu chứa có nắp đậy, thể tích 240 lít và 660 lít.
  2. Khu vực lưu chứa:
  • Diện tích khu vực lưu chứa:

+ Khu vực lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt của khối nhà chung cư B1, B1A: 5,5 m2; cao 2,2m.

+ Khu vực lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt của khối nhà chung cư E1, E2, E3, E4: 28 m2 chia thành 02 ngăn; cao 2,5m.

+ Khu vực lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt của khối nhà chung cư B3: 5,5 m2; cao 2,2m.

  • Thiết kế, cấu tạo của khu vực lưu chứa: Mái che bằng tôn, bên trên mái có cầu khuếch tán mùi, khung kèo thép, nền bê tông, bao che xung quanh bằng tôn.
  • Thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định của thành phố Đà Nẵng.

2.3.Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường

  • Bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước thải được lưu chứa tại bể chứa bùn kích thước B×L×H= (4,75×5,45×2,25)m và bể chứa bùn kích thước B×L×H

= (4,2×2,5×5,25)m, kết cấu bằng BTCT; thuê đơn vị có chức năng định kỳ thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.

  • Hỗn hợp dầu, mỡ thải và chất béo từ quá trình phân tách dầu/nước được thu gom định kỳ 1 tuần/lần và lưu giữ tại khu vực lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt.
  • Than hoạt tính từ quá trình xử lý khí thải được thu gom vào bao bì và lưu giữ tại khu vực lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt.

2.4.Yêu cầu chung đối với thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt

Các thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.

B. YÊU CẦU VỀ PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

  1. Xây dựng, thực hiện phương án phòng ngừa, ứng phó đối với sự cố rò rỉ hóa chất, tràn dầu và các sự cố khác theo quy định pháp luật.
  2. Thực hiện trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường, chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường, tổ chức ứng phó sự cố môi trường, phục hồi môi trường sau sự cố môi trường theo quy định tại Điều 122, Điều 124, Điều 125 và Điều 126 Luật Bảo vệ môi trường.
  3. Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong Giấy phép môi trường này. Trường hợp kế hoạch ứng phó sự cố môi trường được lồng ghép, tích hợp và phê duyệt cùng với kế hoạch ứng phó sự cố khác theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 124 Luật Bảo vệ môi trường thì phải bảo đảm có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

 

 

 

Phụ lục V

CÁC YÊU CẦU KHÁC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

(Kèm theo Giấy phép môi trường số   04    /GPMT-STNMT ngày 17 tháng 01 năm 2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường)

 

 

A.YÊU CẦU VỀ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG:

Không thuộc đối tượng phải thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.

B.YÊU CẦU VỀ BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC:

Không thuộc đối tượng phải thực hiện bồi hoàn đa dạng sinh học.

C.CÁC NỘI DUNG CHỦ CƠ SỞ TIẾP TỤC THỰC HIỆN THEO QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG:

Các hạng mục, công trình xây dựng và các yêu cầu về bảo vệ môi trường của Khu chung cư nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh (đã được UBND thành phố phê duyệt trong Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường số 764/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2015) mà chủ dự án đầu tư, cơ sở tiếp tục thực hiện sau khi được cấp Giấy phép môi trường này, bao gồm các nội dung như sau:

  • Tiếp tục triển khai xây dựng khối nhà chung cư B2, khối thể dục thể thao
  • dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà và các công trình phụ trợ liên quan.
    • Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cây xanh, cảnh quan quanh khu vực E3, E4 và B2.
    • Lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục tại hệ thống xử lý nước thải tập trung số 01 và số 02.
    • Tiếp tục thực hiện các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng các công trình theo Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường số 764/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2015 của UBND thành phố.

D.YÊU CẦU KHÁC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:

  1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
  2. Công khai giấy phép môi trường theo quy định tại khoản 1 Điều 102 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ. Thời điểm công khai chậm nhất là 10 ngày sau khi được cấp giấy phép môi trường.
  3. Quản lý các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường và theo đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Thực hiện phân định, phân loại các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT và các quy định của thành phố Đà Nẵng có liên quan. Khu vực lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại phải luôn đảm bảo đáp ứng các quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. Định kỳ chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại cho đơn vị có đầy đủ năng lực, chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
  1. Kiểm soát các thông số ô nhiễm trong nước thải bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B, hệ số K = 1,0; khuyến khích tái sử dụng nước thải sau xử lý nhằm tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường theo quy định của pháp luật.
  2. Thực hiện xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 được chứng nhận theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường.
  3. Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn lao động, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành.
  4. Phải chịu hoàn toàn trách nhiệm khi để xảy ra sự cố môi trường, cháy nổ, an toàn lao động và phải bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hoạt động của Khu chung cư nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh gây ra.
  5. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm hoặc đột xuất; báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo mẫu số 05.A Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT và gửi đến các cơ quan sau: Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận Liên Chiểu trước ngày 05 tháng 01 của năm tiếp theo. Hình thức báo cáo công tác bảo vệ môi trường và phương thức gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 66 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022.
  6. Công khai thông tin môi trường và kế hoạch ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật.
  7. Thực hiện lưu giữ các tài liệu liên quan đến báo cáo công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra./.